Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros là Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0105167581 lần đầu ngày 01/03/2011 và đăng ký thay đổi lần 16 ngày 08/05/2017.
1. HÌNH THỨC, TÊN GỌI
– Tên Công ty:
– Tên giao dịch:
– Tên viết tắt:
|
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG FLC FAROS
FLC FAROS CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
FLC FAROS., JSC
|
2. THÔNG TIN CHUNG
Tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà. Sau đó, theo định hướng chiến lược mới của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng Faros. Ngày 30/11/2016, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros.
– Địa chỉ Trụ sở:
– Tài khoản số:
– Mã số thuế:
– Điện thoại:
– Fax:
– Email:
– Website:
– Nơi thành lập:
– Vốn điều lệ:
– Chủ tịch HĐQT Công ty:
– Tổng Giám đốc Công ty:
|
Số 265 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
2221.0000.588105 – Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân
010 516 7581
(84-4) 3224 2600
(84-4) 3224 2601
contact@flcfaros.vn
www.flcfaros.vn
Việt Nam
4.300.000.000.000 đồng
Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Đỗ Quang Lâm
|
Hiện nay, cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng Faros đã niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
“Niêm yết là con đường ngắn nhất để giúp khách hàng tiềm năng hiểu hơn về mình. Hiện nay, Faros đã ở trong tình trạng làm không hết việc, nhưng chúng tôi cần sự chuẩn bị cho những mục tiêu xa hơn”, ông Đỗ Như Tuấn, Tổng giám đốc Faros nói trong cuộc trò chuyện bên lề lễ niêm yết.
Ông nói:
– Chúng tôi cho rằng, niêm yết là dấu mốc quan trọng giúp minh bạch hơn tình hình quản trị, hoạt động của doanh nghiệp. Và, chúng tôi trong vai trò nhà thầu, thì mục tiêu lớn hơn là hướng đến việc quảng bá danh tiếng.
Faros trong thời gian qua đã xây dựng thành công uy tín của mình trong việc tạo nên những kỷ lục về tốc độ thi công, nhưng để thuận lợi cho tương lai, chúng tôi cần một thương hiệu được chấp nhận rộng rãi hơn nữa.
4 “bí quyết”
Thời gian qua, các ông thường được biết đến như một “kỷ lục gia” về tốc độ thi công công trình. Lý do của điều này là gì?
Để có được một công trình hoàn thiện trong thời gian rất ngắn, thì đó là thành quả của rất nhiều yếu tố: con người, tài chính, công nghệ kỹ thuật, công nghệ quản lý, và cả chọn các nhà thầu phụ…
Không có lao động có trình độ kỹ thuật cao, thì chắc chắn không thể có được công trình chất lượng, chứ chưa nói đến yếu tố thời gian.
Đó là lý do trong các năm qua, cùng với số lượng công trình tăng mạnh, Faros đã liên tục tuyển dụng lao động chất lượng cao.
Rất may mắn là đối với lĩnh vực kỹ thuật chúng tôi, chính niềm đam mê công việc, cảm hứng tạo ra những công trình lớn với những kỷ lục đã gắn kết mọi người trong công ty thành một tập thể rất tốt ngay từ những ngày đầu làm việc cùng nhau.
Yếu tố thứ hai chính là công nghệ. Khoa học ngày càng phát triển đã giúp tiết kiệm sức người và nâng cao năng suất lao động. Ví dụ, áp dụng công nghệ “top-down”, sàn cáp chịu lực… hay việc sử dụng máy móc công nghệ cao, phần mềm công nghệ trong thi công…
Khi có yếu tố công nghệ, nhiều hạng mục thậm chí giảm được 2/3 tổng thời gian thi công, tiết kiệm chi phí xây dựng.
Yếu tố thứ ba là tài chính. Công trình muốn nhanh thì phải luôn đáp ứng sẵn các yêu cầu về thiết bị, nguyên vật liệu…, tránh tình trạng có thời gian “chết” trong sử dụng lao động cũng như trên toàn công trình.
Yêu cầu năng lực tài chính lớn, nhưng bù lại, việc rút ngắn thời gian thi công đồng thời với đảm bảo tốt yêu cầu chất lượng công trình là yếu tố giúp tăng hiệu quả tài chính tốt nhất cho mỗi công trình.
Và yếu tố cuối cùng là quản trị. Nhiều khách tham quan khi đến FLC Quy Nhơn đã đặt câu hỏi với tôi là: cả một công trình lớn và đồ sộ như thế này, thì việc bắt tay làm từ đâu đã khó, nói gì đến việc thi công trong thời gian ngắn như vậy?
Thực ra, đây là câu hỏi rất quan trọng với mỗi người làm thầu. Phối hợp nhuần nhuyễn các hạng mục thi công như thế nào để tối ưu hóa thời gian thi công là câu chuyện thuộc về không chỉ kinh nghiệm mà còn cần am hiểu rất rõ đặc thù khí hậu, thời tiết, địa chất, quy mô của mỗi công trình.
Đồng thời, chúng tôi cũng xây dựng cơ chế kiểm soát sát sao, không để tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. Faros hiểu rằng, lượng phế thải của công trình tạo ra trong quá trình thi công phản ánh trình độ của nhà thầu và hiệu quả kinh tế của hợp đồng thầu công trình đó.
Song song, chúng tôi cũng duy trì liên hệ chặt chẽ với chủ đầu tư. Với một công trình lớn, việc phát sinh các vấn đề trong quá trình thi công là không tránh khỏi, đôi khi là những vấn đề liên quan đến yếu tố thiết kế chưa phù hợp, hoặc các vấn đề về tiến độ giải phóng mặt bằng hay nguyên vật liệu…
Chúng tôi luôn làm tốt công tác giám sát, dự báo ở mỗi công trình để phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh, chủ động đề xuất với chủ đầu tư để đưa ra hướng giải quyết. Ở Faros, ngay cả yếu tố thời tiết cũng rất khó làm cản trở tốc độ thi công.
Ngoài các yếu tố từ chính Faros, thì vấn đề khác nữa là chúng tôi cũng rất kỹ tính trong việc lựa chọn các nhà thầu phụ. Tất cả các nhà thầu phụ mà Faros lựa chọn đều phải đảm bảo là các nhà thầu danh tiếng, đứng đầu lĩnh vực mà họ hoạt động.
Cơ duyên từ FLC
Ông có nhắc đến yếu tố con người với câu chuyện hòa nhập các thành viên mới…
Chúng tôi xác định lựa chọn nhân sự phù hợp ngay từ khi tuyển dụng, nên vấn đề hòa nhập với môi trường Faros của nhân sự mới thường không quá khó khăn. Khó khăn chính là sự hy sinh của mỗi thành viên trong công ty trong suốt quá trình thi công.
Tại FLC Sầm Sơn, chúng tôi đã phải cùng nhau làm việc 24 giờ mỗi ngày, bất kể thời tiết giá buốt, mưa phùn… hay trời nắng ấm, ngày làm việc hay vào dịp lễ, tết.
Để làm được điều này, kỷ luật thép trên công trường là không đủ, mà đó còn là câu chuyện chế độ động viên, khen thưởng kịp thời, và ban lãnh đạo các cấp còn phải làm bạn, làm người nhà với anh em công nhân.
Có ý kiến cho rằng, các dự án thầu lớn của Faros chủ yếu đều xoay quanh chủ đầu tư là tập đoàn FLC. Tại sao Faros không đa dạng hóa khách hàng của mình?
Cơ duyên đưa chúng tôi đến với FLC từ dự án FLC Sầm Sơn. Lúc đó, áp lực với ban lãnh đạo Faros là rất lớn, bởi trước chúng tôi là nhà thầu thi công có tên tuổi thuộc nhóm nhất nhì Việt Nam.
Nhưng chúng tôi xác định, dù là thử thách lớn, nhưng đây là cơ hội cho công ty phát triển, bởi nếu không tạo được dấu ấn, Faros sẽ mãi chỉ là một nhà thầu quy mô nhỏ.
Và thực tế, chúng tôi đã thành công. Sau thành công của dự án này, chúng tôi không chỉ được FLC nhớ đến như một nhà thầu số một về tốc độ, mà còn được FLC giao thầu cho hàng loạt dự án lớn khác, được các nhà đầu góp vốn. Điều này mở ra cho chúng tôi cơ hội phát triển trong lĩnh vực thầu xây dựng cũng như đầu tư vào các dự án bất động sản khác.
Điều quan trọng nhất với các nhà thầu là có được dự án tốt và phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng nhu cầu việc làm mà công ty đang theo đuổi.
Cùng với các dự án đã có, Faros đã liên tục bồi đắp kinh nghiệm thi công. Tôi tin rằng, với những gì công ty đã đạt được trong thời gian qua, việc mở rộng khách hàng không phải là vấn đề quá khó khăn.
Ông có thể cho biết một số dự tính kinh doanh của Faros trong các năm tới?
Hiện nay, tổng giá trị thi công các dự án mà Faros đã ký là khoảng hơn 20.000 tỷ đồng.
Trong điều kiện bình thường, công ty có thể đạt được mức lợi nhuận 1.400 tỷ đồng trong 3 năm tới. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn thế để gia tăng lợi ích cho cổ đông từ chính các dự án đã có và tăng thêm khối lượng công việc.
Bên cạnh đó, Faros cũng là nhà đầu tư cho một số dự án, với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng, dự kiến năm 2018 sẽ đưa vào khai thác. Tôi hy vọng đây sẽ là yếu tố giúp Faros tăng mạnh hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn sau đó.
Theo kế hoạch ước tính sơ bộ, Faros dự kiến đạt gần 490 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2016, các năm 2017 – 2018 ước đạt tương ứng là 624 tỷ đồng và 663 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét